Đặc điểm cây phong lữ thảo
Phong lữ thảo có danh pháp khoa học là Pelargonium nguồn gốc từ các nước có khí hậu ôn đới ở Địa Trung Hải. Ở Việt Nam cây còn có tên gọi khác là Thiên Trúc Quỳ.
Có hai loại phong lữ thảo là phong lữ thảo rủ và phong lữ thảo đứng, mỗi loại có đặc điểm hình thái riêng biệt.
Phong lữ thảo rủ là loại cây thân thảo, theo thời gian hóa gỗ và các thân cây buông rủ xuống, tỏa tròn quanh cây. Lá cây có màu xanh đậm đầy sức sống, nhỏ hơn loại đứng, có các khía và có lông, đáng yêu xinh xắn. Hoa ở cây phong lữ thảo rủ mọc ở nách lá hoặc đầu cành, mùa hoa nở cây rất sai hoa, bông dạng chùm và các cách hóa có hình thìa xếp tỏa tròn lại.
Phong lữ thảo đứng thuộc loại thân thảo nhỏ, tuổi thọ lâu năm, trên thân phần cành nhánh nhiều với chiều dài từ 30 đến 60 cm. Lá dày và bóng, màu xanh đậm, mắt lạ ở trên phủ một lớp lông tơ mềm, hạn chế sự xâm nhập của côn trùng. Càng gần ngọn lá càng có cuống dài. Hoa mọc ở định các ngọn cây, theo từng chùm gồm những bông hoa với 5 cánh mềm mại xếp tỏa tròn quanh lớp nhụy hoa có nhiều màu. Hoa phong lữ thảo đứng rất đa dạng màu sắc từ đỏ, vàng, tím, trắng.. hoặc là sự pha trộn giữa các màu sắc. Quả cây có hình giống với mỏ chim, nên được gọi là quả mỏ sếu.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa phong lữ thảo
Là loại cây cho hoa quanh năm nếu được chăm sóc tốt, tuy nhiên nếu gặp thời tiết khắc nghiệt thì cây dễ bị thối hỏng rễ.
-
Đất trồng
Đất trồng nên là loại đất tơi và xốp, có thể là hỗn hợp của các thành phân như đất canh tác, xơ dừa, trấu hun, mùn hữu cơ.. vừa có nhiều chất dinh dưỡng và lại thoát nước tốt.
-
Ánh sáng
Cây phong lữ thảo là loại ưa mát, thích hợp trong bóng rơm hoặc trong điều kiện bán râm bán nắng. Vị trí thích hợp để đặt chậu cây là những nơ có ánh sáng hát vào như ở cửa ra vào, hiên nhà hay ban công..
-
Nước tưới
Cây không ưa nhiều nước nên 1 hoặc 2 ngày tưới một lần cho cây, Khi mặt đật se khô hoặc cây rụng lá là dấu hiệu cho biết cây đang bị thiếu nước.
-
Phân bón
Để cây sinh trưởng và phát triển đều đặn thì khoảng nửa tháng cho đến 1 tháng là bón phân cho cây. Khi cây ra hoa có thể bón phân bón NPK hoặc phân bón cho hoa để hoa nở rực rỡ suốt mùa.
-
Các bệnh thường gặp
Cây thường gặp các loại côn trùng rệp, sáp hoặc các loại nấm gây hại. Thường xuyên theo dõi và quan sát để khi cây phát bệnh có biện pháp cứu chữa kịp thời để tránh lây lan.
-
Cắt tỉa cành
Khi hòa đã tàn thì nên cắt bỏ thân cây sát gốc, cắt bỏ lá già và bón thêm phân để cho những đợt hoa mới trong mùa sau.